Lại một mùa hè nữa đến với bao nhiêu niềm vui, háo hức. Nếu
bạn có dự định đi nghỉ mát cùng người thân, gia đình thì Phú Yên sẽ là một lựa
chọn tuyệt vời với vẻ đẹp còn nguyên sơ hòa quyện cùng biển xanh cát trắng nắng
vàng. Để khám phá Phú Yên này thì bạn có thể đặt tour
du du lịch PhúYên 2 ngày 1 đêm, tour
du lịch Phú Yên 3 ngày 2 đêm, tour
du lịch Phú Yên 4ngày 3 đêm, tour
du lịch Phú Yên 5 ngày 4 đêm, tour
du lịch Phú Yên Quy Nhơn của Tour Du Lịch Phú Yên Giá Rẻ - Du Lịch Kỳ
Việt. Nếu bạn không thích sự gò bó của tour thì có thể tham khảo kinh nghiệm du
lịch Phú Yên nhé. Trong bài viết này, tour Phú Du Lịch Yên Giá Rẻ xin giới thiệu
tới các bạn “ du lịch Phú Yên ”
Cảnh đẹp Phú Yên
Mang trong mình một vị thế là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên
hải Nam Trung Bộ, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi về mọi mặt, chưa kể bốn phía
giáp ranh các tỉnh Bình Định – Khánh Hòa – Đắk Lăk – Gia Lai và Biển Đông, hình
thành nên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Vậy cảnh đẹp Phú Yên bao gồm những
gì, thiên nhiên ban tặng ra sao, các du khách hãy cùng Tour du lịch Phú
Yên trên chuyến hành trình đi tìm sự thật nhé.
Mang trong mình một vị thế là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên
hải Nam Trung Bộ, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi về mọi mặt, chưa kể bốn phía
giáp ranh các tỉnh Bình Định – Khánh Hòa – Đắk Lăk – Gia Lai và Biển Đông, hình
thành nên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Cảnh đẹp Phú Yên
Vậy cảnh đẹp Phú Yên bao gồm những gì, thiên nhiên ban tặng
ra sao, các du khách hãy cùng Tour du lịch Phú Yên trên chuyến hành trình đi
tìm sự thật nhé. Nằm trong khu vực có sông núi - biển cả - rừng rậm nhưng Phú
Yên lại chỉ có hai mùa mưa nắng, mỗi mùa khác nhau - cảnh vật cũng thay đổi
khác nhau, đan xen đó là những lễ hội đặc trưng của từng mùa. Đến với Phú Yên
hòa mình cùng thiên nhiên, khám phá những địa danh nổi tiếng là kế hoạch được vạch
ra từ trước. Nhưng khổ một nỗi, các địa điểm thăm quan lại khá xa nhau nên việc
di chuyển phải sử dụng tới xe máy hoặc ô tô.
Với phương tiện nào cũng được, trước hết các du khách cần
thuê cho mình một nhà nghỉ để cất những vật dụng không cần thiết, theo chúng
tôi những nhà nghỉ nằm tại khu vực trung tâm sẽ thuận tiện hơn trong việc di
chuyển tới những nơi nổi tiếng. Chuyến hành trình khám phá xin được bắt đầu,
nói về các danh lam thắng cảnh ở Phú Yên thì nhiều vô số kể, đi đâu trước – đến
đâu sau cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bởi vậy chuyến hành trình này sẽ
chỉ mô phỏng tất cả những nơi mà ta sẽ tới.
Ghềnh Đá Dĩa
- Điểm đến thứ nhất là Đập Đồng Cam phía Tây huyện Phú Hòa,
Là một con đập lớn có chiều dài lên tới 688m, gồm nhiều cửa dẫn nước tưới tiêu
cho cả một vùng đồng lúa bao la, nó có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế của cả
khu vực. Tới đây có lẽ du khách sẽ thích thú với việc dạo chân trên con đập, chụp
những bức ảnh đẹp, theo dõi dòng chảy của nước, nhưng hãy cẩn thận vì nước chảy
rất xiết.
- Nơi thứ hai là Đầm Ô Loan, nó nằm ngay dưới chân đèo Quán
Cau. Vậy với vị trí nào thì có thể bao quát được toàn bộ vẻ đẹp của Đầm? Hiển
nhiên rồi, các du khách hãy leo lên đỉnh Quán Cau thì có thể nhìn thấy tất cả.
Nhưng thật lạ, gọi là Đầm thì phải nông nước, chứ tại sao khu vực lại là một
con hồ rộng lớn với làn nước trong xanh – lăn tăn gợn sóng, chắc hẳn nơi đây phải
có một cốt tích truyền thuyết nào đấy. Nếu trải rộng tầm nhìn, du khách còn được
chiêm ngưỡng các ruộng mía xanh ngắt một vùng, hay thưởng thức một loại đặc sản
nổi tiếng “Sò Huyết”.
Cảnh đẹp Phú Yên
- Sang đến điểm thứ ba, du khách sẽ có những cảm giác khác hẳn,
thay vì dạo quanh trên những con hồ rộng lớn thì du khách lại được đắm mình vào
không gian bay bổng của đất trời khi đứng từ trên những ngọn núi cao vút “Núi
Đá Bia”. Theo người địa phương thì núi này còn được gọi là núi Ông, một ngọn
núi cao nhất trong khối Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả. Đứng từ trên cao nhìn xuống,
quang cảnh hùng vĩ hiện ra, nếu như thời tiết thoáng đãng thì du khách sẽ thấy
được cả một vùng non nước thu nhỏ “Nó chẳng khác gì đứng ngoài vũ trụ bao la
nhìn về trái đất”. Còn nếu những ngày sương mù dày đặc, thì địa điểm mà du
khách đang đứng như trốn bồng lai trên trời “Những áng mây trôi lờ lờ
ngay bên dưới, thả tay vớt lấy khí đất trời”.
- Sau khi hưởng thụ tinh hoa của non nước, cũng là lúc chúng
ta lên xe khởi hành tới Vịnh Xuân Đài. Nó là một vịnh nhỏ nằm sát biển, ngay dưới
chân dốc Găng – xã Sông Cầu. Nơi đây nước trong một màu xanh biếc, du khách có
thể đắm mình bơi lội, với độ sâu khá khiêm tốn nên Vịnh Xuân Đài sẽ đem lại cảm
giác an toàn.
Cảnh đẹp Phú Yên
- Nếu nói đến biển, thì không thể không nói đến rìa cực đông
của tổ quốc “Bãi Môn – Mũi Điện”. Đây chính là địa điểm đầu tiên khi mặt trời
nhô lên, nếu có cơ hội đến đây vào sáng sớm, du khách sẽ được đón bình minh tại
chân trời. Là một vùng biển vẫn còn hoang sơ nên cảnh vật lẫn thiên nhiên vô
cùng thu hút. Chưa kể nơi đây còn có một ngọn hải đăng hơn 100 năm tuổi, là ánh
sáng dẫn đường cho các hoạt động trên biển.
- Nằm ngay sát Bãi Môn – Múi Điện là Vịnh Vũng Rô, cũng mang cho mình một nét
hoang sơ thuần khiết, nói về hải sản tôm cá thì nhiều vô số kể, mỗi tội khi hè
về thì cả khu vực lại phải chịu những trận nắng nóng như thiêu như đốt. Có thể
do cái khí hậu khắc nghiệt này đã hình thành nên một đoạn về con đường Hồ Chí
Minh trên biển, xưa kia Vũng Rô là một địa điểm tiếp nhận vũ khí bí mật từ miền
Bắc chuyển vào, do cái nắng nóng cục bộ đã khiến kẻ địch lơ là bỏ qua.
- Nói về điểm thứ bảy ở Phú Yên, thì có lẽ nó là nơi nổi tiếng
nhất “Ghềnh Đá Dĩa”. Tên gọi của nó khá phức tạp, nhưng tạm hiểu nó là một tổ hợp
các tảng đá có hình lăng trụ xếp liền kề nhau. Nếu tiến sát du khách có thể thấy
các trụ đá không đồng đều nhau “Có trụ thẳng đứng có trụ hơi nghiêng, chính sự
lộn xộn này đã hình thành nên kiểu dáng dĩa xiên hoa quả, bởi vậy khu vực được
gọi là Đá Dĩa còn Ghềnh là sự mấp mô không bằng phẳng. Ngay cạnh Ghềnh Đá Dĩa
là Ghềnh Đèn , nó cũng được tạo nên bởi một tổ hợp các trụ đá, nếu nhìn từ trên
cao xuống thì trông chúng như một chiếc đèn ngủ hay tỏ ong, bởi các trụ đá
trong khu vực này nghiêm túc hơn, kỷ luật hơn, chứ không có trụ nghiêng trụ thẳng.
Cảnh đẹp Phú Yên
- Vị trí thứ tám chúng ta sẽ tiến đến là nhà thờ Mằng Lăng,
một nhà thờ cổ có kiến trúc Gothic, đây là một kiểu kiến trúc phong kiến cổ đại
với các lối vào cửa nhìn trông hơi nhọn, chưa kể số lượng cửa sổ rất nhiều, mục
đích chính là để cho ánh sáng lọt vào tạo thành những dải sáng trang nghiêm.
Tuy diện tích của Mằng Lăng hơi nhỏ nhưng nó lại có một khuôn viên thoáng mát rợp
bóng cây xanh. Trước sân còn có một khu hầm nhỏ, bên trong là những hình ảnh
điêu khắc kể lại câu chuyện về thánh Andre. Điểm đặc biệt cần phải nhắc đến,
nơi này chính là nơi vẫn đang giữ cuốn sách đầu tiên được viết bằng tiếng Việt,
đây là quyển giáo lý của cha Đắc Lộ - người khai sinh ra chữ quốc ngữ ở Việt
Nam.
Nhà thờ Mằng Lăng
- Tám địa danh đã trôi qua, chân cũng đã mỏi, nhưng vì Phú
Yên còn có quá nơi khác cần khám phá nên du khách hãy cố gắng ăn uống dọc trên
đường đi. Cao Nguyên Vân Hòa, một cao nguyên có nắng – có gió và có cả sương
mù, với độ cao lý tưởng 400m, nên không khí trong lành, khí hậu cũng khá đặc biệt
“Sáng nắng – chiều có thể mưa – trưa hơi gay gắt nhưng đến tối thì lại se lạnh”.
Là một vùng đất tươi xốp nên cây cối ở đây “Quả sai trĩu cành”, đặc biệt phải kể
đến mít, ăn vào ngọt lịm, ngửi thấy thơm nồng.
- Đến với Tháp Nhạn nằm tại núi Nhạn, một tòa tháp được xây bởi người Chăm dưới
kiểu kiến trúc măng non, càng lên cao diện tích càng nhỏ so với những tầng dưới.
Tháp cao chừng 23,5m – mỗi chân tháp dài tầm 10m, nhìn từ ngoài thì tháp có
hình từ giác. Tháp được coi là một công trình kiến trúc có giá trị cao của người
Chăm.
Tháp Nhạn
- Liệu du khách có còn nhớ bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh”? chính bối cảnh trong phim đã được quay tại nơi này “Bãi Xép – phía Bắc
Tuy Hòa”. Nhìn tận mắt, sờ tận trán, chắc chắn các du khách sẽ bị rùng mình trước
vẻ đẹp của một cách đồng hoa với hai màu chủ đạo “Vàng – Xanh”. Nó không chỉ đẹp
về cảnh mà còn thơm về mùi, các du khách hãy cố gắng tận hưởng cho mình sự
thanh thản, yên bình khi tới đây.
- Trên quãng đường dài dằng dặc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng
một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ khi đi qua Đèo Cả, khu vực này có nhiều mưa
nên thực vật nơi đây rất phát triển, trước kia nơi đây từng là nơi sản xuất trầm
hương và kỳ nam do sản lượng gỗ quý rất nhiều. Với những du khách sợ độ cao thì
không nên nhìn xuống, khác với những đỉnh núi thì đèo lại rất chênh vênh hiểm
trở.
Đèo Cả Phú Yên
- Trở xuống dưới là Hòn Nưa, nó nằm ngay dưới chân Đèo Cả,
là một hòn đảo hoang sơ thiếu dấu chân người, xung quanh rất ít các dịch vụ ăn
uống. Du khách xuống đây cũng nên thăm quan biển một chút, đi dạo trên bờ cát
phẳng, ngắm nhìn biển rộng mênh mông.
- Có lẽ điểm cuối cùng chúng ta sẽ tới là Vực Phun, nó nằm
thụt vào trong dãy núi Đá Đen, là khu vực có những hòn đá lớn vây quanh thành một
con hồ, nước được chảy từ trên cao đổ xuống hình thành nên một con tháp, bọt
tung trắng xóa rải rác nhiều hướng khác nhau tựa như mặt hồ phun nước nên người
ta gọi đây là Vực Phun. Đến với Vực Phun có lẽ điều muốn làm duy nhất là ngâm
mình dưới nước một lúc hay ngồi dưới chân tháp để hưởng thụ máy mát xoa ngoài
trời. Các du khách cũng nên cẩn thận một chút, do sự sói mòn theo năm tháng nên
mặt đá khá trơn.
Sau một quãng đường không hề ngắn, du khách cũng đã được tận
hưởng đa phần về vẻ đẹp mà Phú Yến mang lại. Thế nhưng, nếu du khách đến đây
trong những ngày đặc biệt thì du khách còn được hòa mình vào bầu không khí của
các lễ hội thường niên.
+ Lễ hội đâm trâu, là lễ hội của của người Ba Na – Tây Nguyên, được diễn ra
trong tháng ba âm lịch. Lễ hội mang ý nghĩa to lớn trong việc nhớ ơn những người
đã góp phần tạo dựng buôn làng, cầu cho mùa màng bội thu.
+ Lễ hội đua ngựa, được tổ chức tại xã An Xuân, diễn ra 6/1 âm lịch, mục đích của
lễ hội là nhằm nhắc nhở người dân về tinh thần thượng vỡ, thể hiện ý chí kiên
cường, bất khuất trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Lễ hội đua thuyền ở Đầm Ô Loan tại xã An Cư, diễn ra vào
mùng 7/1 âm lịch. Mục đích của lễ hội là mong một năm mùa màng bội thu, với ngư
dân thì sóng yên biển lặng.
+ Lễ Hội đêm nguyên tiêu diễn ra vào tháng giêng hàng năm,
là thời điểm để các nhà thơ Phú Yên giao lưu, gặp gỡ. Họ thường tổ chức ở vườn
hoa Diên Hồng – núi Nhạn, một nơi phong cảnh hữu tình, không gian lãng mạn.
Đi kèm với những hoạt động lễ hội cũng là những món ăn đặc sản
của vùng.
+ Kem trộn.
+ Bành bèo và bánh xèo.
+ Cơm nếp Phong Hậu.
+ Bò một nắng.
+ Cơm gà.
+ Chả Dông.
+ Sò huyết Đầm Ô Loan.
+ Gỏi lá mai.
+ Cá nục hấp.
+ Mắt cá ngừ đại dương.
+ Bún sứa.
+ Bánh hỏi lòng heo.
+ Bánh canh hẹ.
Và đây chính là điểm kết của chuyến hành trình Phú Yên mà
Tour du lịch Phú Yên chia sẻ cùng du khách. Nếu có cơ hội tới đây, du khách nhớ
đừng bỏ qua những địa điểm lẫn các món đặc sản được kể trên.
Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Phú Yên mà du lịch Kỳ
Việt tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại: (024) 32424670
Hotline: 0972578692
0 nhận xét:
Đăng nhận xét